Tuần vừa rồi, có vài người đã hỏi tôi cùng một câu hỏi: “Bạn đang cảm thấy thế nào?”.
Tôi thấy câu hỏi đó rất khó trả lời. Thứ nhất là tôi không biết chính xác là mình đang cảm thấy như thế nào, thứ hai là tôi cũng hơi ngại khi phải nói ra cảm xúc thật của bản thân. Vậy nên khi bị hỏi, tôi thường sẽ trả lời cho có rằng: "Tôi cảm thấy bình thường”. Tuy nhiên trong thâm tâm, tôi luôn không hài lòng với câu trả lời đó. Do đó, tuần này tôi quyết định sẽ dành thời gian ra tìm hiểu cách trả lời câu hỏi đó sao cho “chuẩn”.
Những vấn đề tôi sẽ đề cập trong bài viết này:
📖 Lịch sử phát triển các học thuyết về cảm xúc - định nghĩa về cảm xúc được hiểu thế nào qua các thời kì.
🗂️ Phân loại cảm xúc với bánh xe Plutchik - gọi tên các cảm xúc chính của con người.
🫀Phản hồi cảm xúc - làm sao để kiểm soát được hành động của bản thân khi gặp cảm xúc tiêu cực.
Nào chúng ta cùng bắt đầu 👇
📖 Lịch sử phát triển các học thuyết về cảm xúc
Tìm hiểu một hồi tôi nhận ra là không chỉ tôi đâu, mà từ xa xưa con người đã luôn có nhu cầu về việc hiểu cảm xúc. Thậm chí từ thời của những Aristotle, Plato họ đã bắt đầu có những quan sát và đưa ra nhận định về cảm xúc.
Tuy nhiên, phải mất rất nhiều thời gian, cùng với sự phát triển của ngành khoa học thần kinh (neuroscience), các học thuyết về cảm xúc mới dần phát triển một cách đầy đủ.
Bên dưới là bốn học thuyết được cho là tiêu biểu nhất.
Học thuyết này được phát triển ở thế kỉ 19. Hai nhà khoa học cho rằng cảm xúc là kết quả của các phản ứng sinh lý cơ thể người (physiological reactions) đối với các tác động bên ngoài (external stimulus).
Ví dụ:
Stimulus event: nhìn thấy con rắn
Physical reaction: nhịp tim tăng, đồng tử giãn
Emotion: sợ hãi (fear)
Tuy nhiên học thuyết sơ khai này không giải thích được một số hiện tượng như tại sao lại có những cảm xúc có cùng phản ứng sinh lý, hay tại sao có cảm xúc lại không hề có phản ứng sinh lý nào.
Bước sang thế kỉ 20, con người bắt đầu hiểu hơn về khoa học thần kinh (neuroscience). Khi ấy hai khoa học Cannon và Bard cho rằng cảm xúc và phản ứng sinh lý xảy ra đồng thời, chứ không phải là quan hệ nguyên nhân kết quả như của học thuyết James-Lange.
Lý do là bởi cảm xúc và phản ứng sinh lý được hai phần khác nhau trong bộ não điều khiển. Khi có tác động bên ngoài, đồi thị (thalamus) sẽ gửi thông tin đồng thời đến vỏ não (cerebral cortex) và hệ thống thần kinh vô thức (autonomic nervous system). Từ đó những phản ứng sinh lý và cảm xúc sẽ diễn ra cùng lúc.
Điểm yếu của học thuyết này là quá đề cao phần đồi thị (thalamus) của bộ não. Các nghiên cứu về sau đã chỉ ra rằng, không chỉ có đồi thị làm nhiệm vụ điều phối, mà còn có nhiều thành phần khác trong bộ não cũng tham gia vào quá trình này.
Học thuyết này bổ sung cho những thiếu sót cả hai học thuyết ở phía trên. Cũng giống như James-Lange khi cho rằng mọi thứ bắt đầu từ những phản ứng sinh lý. Tuy nhiên, Schachter và Singer có bổ sung thêm phần đánh giá dựa trên ngữ cảnh. Tức là dựa vào phản ứng sinh lý thôi là chưa đủ, cảm xúc còn phải dựa vào ngoại cảnh đang diễn ra sự kiện là gì. Ví dụ cùng biểu hiện nhịp tim tăng, nếu ngoại cảnh là lúc chuẩn bị vào phòng thi thì đấy là cảm xúc lo lắng, còn khi đang trong buổi hẹn hò, thì đấy là cảm xúc tình yêu.
Học thuyết của Lazarus cho rằng, để đưa ra được kết luận rằng cảm xúc với một sự kiện là gì, thì não bộ sẽ phải tiến hành nhiều đánh giá (appraisal) dựa trên những nhận thức có sẵn. Và khi kết luận được cảm xúc rồi, thì các phản ứng khác như phản ứng sinh lý, hay các hành động mới diễn ra.
Ví dụ:
Stimulus event: nhìn thấy con rắn
Appraisal 1: đánh giá xem con rắn này có thuộc loại rắn gây hại hay không
Appraisal 2: đánh giá xem khoảng cách của con rắn có quá gần hay không
Appraisal 3: đánh giá xem có khả năng chạy nếu con rắn tấn công hay không
Emotion: sợ hãi (fear)
Physical reaction: nhịp tim tăng, nhịp thở tăng, các bó cơ căng ra
Behavior: bước lùi lại tạo khoảng cách với con rắn
🗂️ Phân loại cảm xúc với bánh xe Plutchik
Có một phương pháp khá nổi tiếng của tiến sĩ Robert Plutchik, một nhà tâm lý học người Mỹ đã đề xuất rằng có 08 loại cảm xúc chính làm nền tảng cho tất cả những sắc thái cảm xúc khác nhau bao gồm:
Vui, buồn, tin tưởng, ghê tởm, sợ hãi, giận dữ, ngạc nhiên và mong chờ.
(joy, sadness, trust, disgust, fear, anger, surprise and anticipation).
Ông xếp nó vào một vòng tròn với sự liên kết các cảm xúc này với nhau - gọi là Bánh xe cảm xúc.
Như vậy đến đây, tôi đã ngờ ngợ về câu trả lời cho câu hỏi “bạn đang cảm thấy thế nào” rồi. Rõ ràng là không có cảm xúc nào gọi là “bình thường” ở trong đây cả.
Câu trả lời sẽ nên là: “tôi cảm thấy thư thái”, hoặc là “tôi cảm thấy bực bội”.
🫀Phản hồi cảm xúc
Việc gọi tên được cảm xúc đã là một bước tiến lớn. Nhưng điều còn quan trọng hơn, là chúng ta có thể làm gì khi có những cảm xúc tiêu cực ập tới? (Cảm xúc tiêu cực là những cảm xúc như: tức giận, sợ hãi, buồn bã, chán ghét).
Trên trang web mang tên nhà tâm lý học Paul Ekman, có một danh sách các cảm xúc tương ứng với các intrinsic behavior response (các phản ứng tự nhiên) và intentional behavior response (các phản ứng chủ ý). Phản ứng tự nhiên (intrinsic) là những phản ứng của vô thức, ta không thể can thiệp được. Nhưng những phản ứng chủ ý (intentional) thì hoàn toàn có thể can thiệp thông qua luyện tập.
Theo bảng trên, mỗi khi gặp sợ hãi (fear), phản ứng tự nhiên của con người sẽ có thể thuộc một trong số các phản ứng sau: withdraw, avoid, hesitate, freeze, scream, ruminate, worry. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể phản ứng một cách chủ ý hơn để giảm bớt nỗi sợ bằng cách: reframe, be mindful, breath, distract.
Ngược lại, khi chúng ta cảm thấy vui vẻ (enjoyment), chúng ta không cần làm gì chủ đích hết. Hãy để cho những hành vi được bộc phát một cách tự nhiên khi ta vui.
📚 Resources
The nature of emotions - bài báo khoa học được công bố năm 2001 của Plutchik.
Four not six - bài báo khoa học về việc nhận diện cảm xúc dựa trên cảm xúc khuôn mặt.
Gut Reactions: A perceptual theory of emotion - quyển sách tổng hợp đầy đủ về các khía cạnh của cảm xúc.
📢 Weekly shoutouts
Dưới đây là một vài bài viết thú vị mà tôi đã đọc được trong tuần vừa rồi.
Canary Deployment: So Easy Even Your Grandma Could Do It! by noodle coder - bài viết hướng dẫn cách áp dụng canary deployment (chia traffic) với Istio. Shoutout tới người bạn của tôi, anh ấy cũng đã bắt đầu viết.
CFA Level 1 on intelligent-investors.github.io - công trình nghiên cứu cực kì đồ sộ về kiến thức tài chính trong quá trình học CFA của cái anh hay bình luận trên bài viết của tôi 😄.
✌️ Tạm biệt
Chủ đề của tuần này kết thúc ở đây. Hẹn gặp lại độc giả vào giờ này tuần sau. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết, hãy để lại bình luận ở bên dưới nhé. Bạn cũng có thể kết nối với tôi thông qua LinkedIn hoặc Twitter.