Cách đo đạc hiệu suất làm việc của một product team (Phần 2)
Dora, Space, Engineering Metrics, Devlake

Ở phần trước chúng ta đã lấy một vài ví dụ về các metrics liên quan đến productivity của developer như sự phân bổ về số lượng commits, số pull requests theo từng tháng, hay trung bình thời gian coding. Trong phần này, tôi sẽ tiếp tục mang đến thêm một vài ví dụ về cách đo lường productivity cho các role khác như Product Manager, QA Engineer, hay cả một team.
Issue Throughput
Nếu request throughput có thể phần nào nói lên được hiệu năng của một application, thì issue throughtput cũng phần nào miêu tả được hiệu suất của một team.
Bên trên là ví dụ về tỉ lệ jira issue được hoàn thành của một team. Có thể thấy con số chỉ rơi vào khoảng 66%. Tức nếu có 10 issue được viết ra, thì chỉ có từ 6-7 issue được đưa về trạng thái complete. Nhiệm vụ của các product manager nói riêng và cả team nói chung là là cần phải tìm ra được nguyên nhân vì sao tỉ lệ đó lại bị thấp như vậy.
Bug Age
Còn đối với team QA/QC, thông số về thời gian kể từ khi phát hiện ra bug cho đến khi bug được fix sẽ được quan tâm hơn cả. Ví dụ bên dưới cho ta thấy tuần vừa qua team QA/QC đã phát hiện ra 5 bug mới, cả 5 bug đó đã đều được fix. Trung bình mỗi bug mất khoảng gần 5 ngày để được chuyển trạng thái thành fixed.
Ngoài ra, biểu đồ về số lượng bug tính theo tuần cũng có ích khi ta có thể biết được trong khoảng thời gian nào sản phẩm có nhiều lỗi. Từ đó có thể điều tra nguyên nhân và đúc rút bài học cho tương lai.
DORA và SPACE
Những ví dụ trên và cả những ví dụ trong phần 1 của bài viết đều là những metric rời rạc, nếu chỉ dựa vào từng metric và đưa ra đánh giá sẽ có phần phiến diện. Do đó, người ta chọn ra một số metrics, và tổng hợp lại thành những framework, sao cho cuối cùng những đánh giá đó là công tâm và khách quan nhất.
DORA và SPACE là hai framework tiêu biểu.