Nếu không có đột phá gì về mặt y học, có lẽ 100 nữa bạn và tôi sẽ đều nằm dưới lòng đất.
Những ngôi nhà mà ta đã vất vả vay ngân hàng trả nợ cả chục năm, sẽ được một người hoàn toàn xa lạ ở, thậm chí họ còn chưa được sinh ra.
Lúc ấy, đám con cháu sẽ chỉ còn nhớ đến chúng ta qua cái tên. Đến đời thứ 5 trở đi thì không còn đứa nào nhớ nữa.
Những tài khoản mạng xã hội của ta lâu ngày không sử dụng sẽ bị xoá. Cái domain mà ta đã canh me nhiều tháng để mua, cũng sẽ hết hạn. Và tất cả những gì chúng ta đã từng để lại trên môi trường mạng sẽ được cất kỹ vào những trung tâm dữ liệu loại rẻ tiền nhất.
Của thiên trả địa, ta lại trở về với đúng cái nơi mà ta đã đến: hư vô.
Nếu như vậy, có phải cuộc sống này là hoàn toàn vô nghĩa không nhỉ?
Bên dưới là một video quay lại người dân ở Trung Quốc cách đây 100 năm.
💀 Khi chết chúng ta đi đâu?
100 năm nữa, tôi muốn vượt tốc độ vũ trụ cấp ba, đi ra khỏi hệ mặt trời.
Nếu nhìn từ góc độ khoa học, chúng ta cần phải công nhận với nhau một điều rằng, cơ thể con người, hay bất kỳ một thứ gì tồn tại trên đời này đều được cấu thành từ các hạt nguyên tử nhỏ bé.
Ngay khi ta chết, cơ thể sẽ đầu phân huỷ. Tuỳ từng hình thức an táng, mà cơ thể sẽ cần ít hay nhiều thời gian để có thể phân huỷ hết. Ví dụ, nếu mộ táng thì tầm 3 năm, trong khi hoả táng thì gần như ngay lập tức.
Câu hỏi “Khi chết chúng ta đi đâu?”, dưới góc nhìn khoa học sẽ được chuyển thành: “Khi cơ thể phân huỷ hết, các phân tử sẽ đi đâu?”.
Để trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta cùng đi làm một vài phép tính vui vẻ như sau.
Dựa vào hình 1 ta thấy, cơ thể con người có 18.5% là Carbon. Nếu một người nặng 70Kg như tôi, thì sẽ có đâu đó khoảng 18.5% x 70 = 12.95kg Carbon.
Khi hoả táng, Carbon sẽ được đốt cháy tạo thành khí CO2 và bay vào không khí. Khi này số phân tử CO2, dựa vào số Avogadro, có thể được tính như sau:
Tốc độ trung bình của một phân tử CO2 trong không khí là khoảng 1500km/h. Như vậy, trong điều kiện lý tưởng, nếu tôi được hoả thiêu ở Sài Gòn, thì sẽ mất khoảng 9 giờ đồng hồ để các phân tử đi được đến New York.
Giả sử số phân tử bay vào không khí sau đó được phân tán đều ra bầu khí quyển của trái đất, thì số phân tử CO2 trong mỗi lít không khí sẽ là:
Tôi đã hơi sốc với con số này. Điều này có nghĩa, khi một người 70kg được hoả táng, sau một thời gian, tại mọi nơi trên trái đất này, cứ mỗi lít không khí sẽ có khoảng 82866 phân tử Carbon thuộc về người đó.
Điều này cũng có nghĩa là, khi tôi chết đi sau chừng nửa ngày, tôi sẽ có mặt ở trên đỉnh Everest, tôi cũng sẽ xuất hiện ở sân vận động Camp Nou, hay được bám vào con tàu Falcon 9 để bay ra ngoài không gian vũ trụ.
Và nếu may mắn hơn một chút nữa, một vài phân tử của tôi sẽ đạt đủ tốc độ vũ trụ cấp ba, và bay ra khỏi hệ mặt trời này.
Xem ra chết cũng không tệ!
Còn bạn, sau khi chết bạn muốn đi đâu? Hãy bình luận bên dưới cho tôi biết với nhé.
🥰 Nhưng kể từ giờ đến lúc được chết thì làm gì?
Hãy làm gì đó vui!
Người ta thường nói, đời người chẳng bằng cái chớp mắt của vũ trụ. Để xem câu nói này chính xác tới đâu.
Thời gian trung bình giữa 2 cái chớp mắt là khoảng 3 giây. Đời người khoảng 80 năm. Như vậy số chớp mắt sẽ là:
Trong khi thời gian của tồn tại của vũ trụ đến thời điểm hiện tại là khoảng 13 tỉ năm. Số đời người sẽ là:
Như vậy, nói đời người chẳng bằng cái chớp mắt là không đúng lắm. Nói là bằng 5 cái chớp mắt thì đúng hơn 😉 (just kidding).
~~
Tuy vậy, nhìn chung đời người vẫn chẳng đáng là bao nếu so với thời gian tồn tại của vũ trụ bao la. Vậy làm gì trong khoảng thời gian ngắn ngủi này nhỉ?
👉 Theo tôi thì hãy làm gì đó vui!
Mà vui cũng có nhiều loại, vui vài giây, vui cả buổi tối, vui mấy ngày, hay vui âm ỉ cả một đời.
Khi email nhắn báo tin có một người like bài trên Substack, vui vài giây.
Khi đi cà phê nghe nhạc cuối tuần, vui cả buổi tối.
Khi đỗ đại học hay được thăng chức, vui mấy ngày.
Khi đạt tự do tài chính sau hơn 30 năm kỉ luật, vui cả một đời.
~~
Mỗi người sẽ có những định nghĩa riêng về niềm vui. Tuy nhiên về mặt logic, thì thứ gì càng khó để đạt được, càng lâu để đạt được thì càng làm ta vui dài hơn.
Do đó, tôi nghĩ trong 80 năm ở cõi tạm này, làm gì thì làm, thì cũng nên chia đều cho các loại niềm vui, mỗi thứ một tí. Đôi khi phải hy sinh niềm vui nhỏ, để hướng tới những niềm vui lớn lao hơn.
📢 Weekly shoutouts
Dưới đây là sách các bài viết thú vị mà tuần này mà tôi đã đọc được, xin được chia sẻ cùng với bạn đọc.
Software engineer Microsoft từ tấm bằng FTU by Yến on Người bình thường phi thường - Bài phỏng vấn rất chi tiết về cách một chàng trai chuyển ngành và trúng tuyển vào vị trí kĩ sư phần mềm ở công ty Microsoft.
Become a Great Engineering Leader in 12 Months by Nicola Ballotta on The Hybrid Hacker - Hướng dẫn level up skill cho software engineer.
My Mentee Went From Junior -> Senior Engineer in less than 2 years by Jordan Cutler on High Growth Engineer - Làm thế nào mà một người có thể tiến từ Junior lên Senior trong vòng chỉ 2 năm.
✌️ Tạm biệt
Chủ đề của tuần này kết thúc ở đây. Hẹn gặp lại độc giả vào giờ này tuần sau. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết, hãy để lại bình luận ở bên dưới nhé. Bạn cũng có thể kết nối với tôi thông qua LinkedIn hoặc Twitter.
hay quá
Có thể lúc đó một nửa người của mình được tích hợp với bộ phận thay thế là máy móc, rồi nội tạng cũng sẽ phải thay thế để không còn dựa vào mấy tài nguyên sắp hết như ô-xy với nước sạch hehe