Thu Nguyễn: UX Researcher, Presentation Skill | KTALK #1
Nghề UX Researcher có gì thú vị; Làm sao để làm một chiếc slide trông thật chuyên nghiệp và hấp dẫn.
Chào mừng bạn đọc đến với số đầu tiên trong chuyên mục KTALK tại Blog của Khánh.
Tôi mở ra chuyên mục này với mục đích là ghi lại những buổi trò chuyện giữa tôi với những người bạn của tôi.
Mỗi cuộc đời, mỗi câu chuyện. Không gì thú vị hơn bằng việc ngồi xuống và lắng nghe những câu chuyện của họ.
Trong KTALK #1, chúng ta cùng trò chuyện với Thu Nguyễn; Hiện Thu đang là một UX Researcher.
Bối cảnh của cuộc trò chuyện này diễn sau khi tôi tham gia buổi trình bày kết quả nghiên cứu của Thu. Tôi đã thực sự ấn tượng pha lẫn chút tò mò khi chứng kiến sự chỉnh chu và sáng tạo trong cách cô ấy trình bày.
Không do dự, tôi đã mời Thu thực hiện một cuộc phỏng vấn nhanh, và kết quả là chúng ta có KTALK #1. Nào cùng nhau bắt đầu.
Phần I: UX Researcher
Chào Thu, anh thực sự rất ấn tượng về buổi presentation của em. Nội dung thì siêu chỉnh chu, slide thì quá đẹp. Em cảm thấy thế nào sau buổi presentation vừa rồi?
Em thấy rất vui. Vừa mới trình bày xong thì có vài người đã nhắn tin cảm ơn em, trong đó có cả anh. Điều đó chứng tỏ nội dung em trình bày đã có giá trị, nên em đang rất vui.

Chúc mừng em nhé. Là software engineer, anh không biết nhiều về công việc của UX Researcher. Em có thể nói qua cho anh biết công việc của em sẽ cần phải làm gì không?
Cũng giống như tên gọi, công việc của em là nghiên cứu để tìm ra các giải pháp cải thiện trải nghiệm của người dùng.
Lấy ví dụ như trong các công ty tập đoàn lớn, họ có rất nhiều ban ngành. Mỗi ban ngành đều cần sử dụng những công cụ riêng trong quá trình làm việc. Công việc của em là làm việc với các stakeholder của các ban ngành đó, phỏng vấn họ để tìm ra những pain points mà họ đang gặp phải; Từ đó có những actions phù hợp để giải quyết những pain points đó.
Sau quá trình làm việc với các stakeholder, em cần tìm ra được những key findings; Rồi làm việc với các Product Manager, để trình bày những key findings đó. Sau đó, bên team product sẽ làm product mới hoặc sửa product hiện có để làm sao đáp ứng được những gì em đã thu thập được quá trình research.
Sau cùng mục tiêu quan trọng nhất vẫn là làm sao nâng cao được trải nghiệm người dùng, từ đó cải thiện năng suất làm việc ạ.
Anh có thể hình dung ra được phần nào đó công việc của em rồi. Để hiểu sâu hơn, em có thể miêu tả các bước trong quá trình làm việc của em được không?
Vâng, vừa rồi em chỉ nói tổng quát thôi, giờ em sẽ nói cụ thể hơn quá trình em làm việc ạ.
Công việc của em bắt đầu từ việc có một yêu cầu từ cấp trên. Yêu cầu đó cũng khá là chung chung, kiểu như là: “Ở team A đang có vấn đề B, đây là danh sách các stakeholder, em liên hệ để xem cụ thể vấn đề là gì nhé”.
Anh thấy đấy, nó giống như một tảng băng chìm. Những gì mà mọi người đang nhìn thấy chỉ là phần nổi thôi. Công việc của em cần phải làm rõ phần chìm của tảng băng xem nó có lớn không, lớn đến mức độ nào.
Sau khi nhận được yêu cầu, em bắt đầu reach out đến với các stakeholder và đặt lịch interview với họ. Quá trình này gọi là Discovery Research.

Trải qua một quá trình dài tiếp cận, phỏng vấn In-Depth Interview, phân tích, rồi lại phỏng vấn, sẽ đến lúc em cảm thấy mình đã hình thấy được cơ bản hình hài phần chìm của tảng băng.
Đây là lúc em sẽ dừng phần phỏng vấn lại, và tập trung vào việc xử lý dữ liệu mà em đã thu thập được. Qua đó tìm ra những quantitative (định lượng), qualitative (định tính) metrics.
Từ những metrics đó sẽ đúc kết ra được những key findings để đi trình bày với bên làm product thôi ạ.
Chà! Anh cảm thấy công việc của em đòi hỏi nhiều kĩ năng thật đấy. Từ kĩ năng tiếp cận stakeholder, đến kĩ năng phỏng vấn. Từ kĩ năng phân tích dữ liệu, đến kĩ năng thuyết trình. Anh khá tò mò về buổi phỏng vấn In-Depth Interview, em sẽ hỏi các stakeholder những gì trong buổi đó?
Cũng như bao cuộc interview khác, trong buổi In-Depth Interview, em cũng chia thành ba phần ạ.
Phần một, mở đầu. Để buổi phỏng vấn được thoải mái, em sẽ dành ra ít phút để chào hỏi và làm quen với stakeholder. Sau đó, em sẽ giới thiệu sơ qua về mục đích của buổi phỏng vấn là gì.
Phần hai, phần chính. Em sẽ đi sâu vào khai thác hai khía cạnh. Thứ nhất, hỏi về những pain points mà các stakeholder đang gặp phải. Thứ hai, là em hỏi về những kì vọng của họ.
Tất cả quá trình em đều cần giữ được thái độ cầu thị, lắng nghe, cảm thông. Từ đó stakeholder mới cảm thấy mở lòng và chia sẻ thực sự những ngóc ngách trong công việc của họ.
Cuối cùng là phần kết thúc. Em cảm ơn stakeholder, và cũng đề xuất là trong tương lai nếu cần thêm thông tin thì hi vọng các stakeholder sẽ tiếp tục giúp đỡ.
Suốt trong quá trình phỏng vấn em take notes rất nhiều. Em cũng recording video buổi phỏng vấn nữa. Đó là những dữ liệu quan trọng để em tiến hành phần tích sau đó.

Vậy còn về phần phân tích dữ liệu thu thập được từ các buổi interview thì sao? Em có thể bật mí một vài phương pháp mà em đang sử dụng được không?
Như em cũng đã mention ở phần trên ấy. Là trong quá trình phân tích, em cần đưa ra được các Quantitative và Qualitative metric.
Các thông số định lượng (Quantitative) thường được thu thập dưới dạng các survey mà em gửi cho user. Em sẽ đặt cho user những câu hỏi và yêu cầu user đánh giá trên thang điểm 10.
Còn các thông số định tính (Qualitative) thì em sẽ tổng hợp qua các câu hỏi dạng như
Điểm yêu thích về quy trình hiện tại là gì?
Điểm hạn chế về quy trình hiện tại là gì?
Nếu được thay đổi quy trình, anh/chị muốn nó sẽ trông như thế nào?
Từ những metrics đó em sẽ đưa ra các kết luận dựa trên một vài phương pháp như:
Moscow Prioritization
Empathy Maps
Phần II: Presentation Skill
Anh thấy các slide của em đều rất hài hoà, cả bố cục lẫn màu sắc, lại còn có những điểm nhấn rất sáng tạo. Em có thể chia sẻ thêm về kĩ năng này được không?
Vâng được ạ.
Ý tưởng
Mọi thứ bắt đầu từ việc em chọn ý tưởng cho bài presentation. Em có một danh sách các mẫu slide mà em đã lưu lại ở trên Pinterest. Em sẽ lên đó để xem ý tưởng nào phù hợp.
Màu sắc
Chọn màu sắc hợp lý sẽ làm cho Slide trông hài hoà và có điểm nhấn. Chẳng hạn, với mỗi một slide, em thường kết hợp giữa các cặp màu như màu cứng đi với màu pastel, hay màu lạnh đi với màu nóng. Mỗi loại màu sẽ thể hiện một thông điệp khác nhau.
Ví dụ như slide dưới đây, những điểm quan trọng em sẽ để màu nóng như màu hồng, quan trọng hơn thì là màu tím. Những phần ít quan trọng hơn em sẽ để màu lạnh như màu vàng hoặc xám. chọn đúng màu sẽ vừa làm cho slide của mình dễ chịu, vừa làm cho người xem chú ý vào đúng chỗ.
Font
Cũng giống như màu sắc, em thường kết hợp 2 loại font trong slide của em. Phần tiêu đề em sẽ dùng một loại font, phần text ở body sẽ dùng một loại font khác.
Bố cục
Với em sự cân đối của bố cục luôn là thứ em để tâm nhất. Căn trái, căn phải, căn trên, căn dưới, tất cả phải thật thẳng hàng thì em mới vừa ý.
À có một tip nhỏ nhưng rất hữu ích mà em luôn dùng, đó là sử dụng ruler (thước kẻ) khi làm slide. Việc dùng thước kẻ sẽ giúp cho các slide được thống nhất với nhau.
Các chi tiết nhỏ
Cuối cùng sau khi em hoàn thành các phần nội dung chính của slide, là lúc em sẽ vận dụng sự sáng tạo để thêm các chi tiết nhỏ, giúp cho slide trở nên sinh động và thu hút hơn.
Em thường dùng một số icon, các hình khối để trang trí thêm cho slide của mình.
Ngoài những tips làm slide, em còn típ nào khác trong lúc thuyết trình không?
Em có thói quen trong lúc trình bày sẽ quan sát mọi người.
Nếu thấy ánh mắt anh Quang có vẻ muốn hỏi gì đó, em sẽ ngưng lại một nhịp, để cho anh ấy hỏi.
Nếu thấy anh Bảo đang không được tập trung, em sẽ tìm cách để mention đến những thứ liên quan đến anh ấy.
Một vài típ nhỏ vậy nhưng em thấy đã giúp cho mọi người engage hơn nhiều trong lúc em trình bày ạ.
Cảm ơn em vì buổi phỏng vấn. Anh đã học được rất nhiều những chi tiết dù nhỏ nhưng lại vô cùng có ích trong quá trình làm sản phẩm, và trong môi trường làm việc nhỏ.
Kết thúc KTALK #1. Nếu độc giả có câu hỏi muốn dành cho khách mời, xin mời để lại bình luận ở bên dưới.