Trong một bài trước, tôi có viết về việc vì sao Engineer nên và cần viết nhiều hơn. Và trong bài này, ta sẽ cùng xem viết thế nào cho hiệu quả và hấp dẫn.
Còn nhớ hồi 2018, nhà đầu tư thiên thần Naval RaviKant có viết một tweet rất nổi tiếng trên twitter.com (giờ là X.com) về chủ đề “How to get rich (without getting lucky)”, dịch là “Làm sao để giàu có (mà không nhờ vào may mắn)”. Nếu bạn chưa đọc tweet đó, thì bây giờ dành chút thời gian để đọc cũng không muộn 😉.
Trong bài viết, Naval đã viết một ý như sau:
Tôi tạm dịch như sau: “Vận may cần đòn bẩy. Trong kinh doanh, đòn bẩy là vốn, con người và những sản phẩm không tốn thêm chi phí khi sao chép (code và media)”. Là một software engineer, dĩ nhiên tôi phải code rất nhiều. Nhưng media thì không, vì bản chất ngành nghề không đòi hỏi kĩ năng đó.
Có nhiều dạng media mà chúng ta có thể tạo ra như video, podcast, hay phổ biến nhất là các bài viết. Đó cũng là lý do vì sao tôi lập ra newsletter này và cố gắng mỗi tuần viết được một bài.
Sau một thời gian viết, tham khảo một số nguồn, tôi nhận ra để tạo ra một bài viết chất lượng cần có 3 bước:
Outline - viết dàn ý
Rough Draft - biến dàn ý thành các đoạn văn xuôi
Final Draft - chỉnh sửa các đoạn văn xuôi sao cho rõ ràng về ý tứ, câu chữ
1. Hãy dành nhiều thời gian cho bước outline
Measure twice, cut once
Trong quá trình viết tôi thường phải xoá đi những đoạn văn dài mà tôi đã rất mất công viết ra. Lý do là bởi tôi nhận ra một số đoạn văn không thực sự liên quan đến chủ đề mà tôi đang viết, hoặc đoạn văn đó không hỗ trợ cho tôi trong việc phát triển ý của bài.
Sau rồi tôi mới nhận ra là thời gian mình dành ra cho việc viết outline còn quá ít. Những ý mà tôi liệt kê ra còn sơ sài và chưa có sự liên kết với nhau. Do đó bài học đầu tiên tôi rút ra là cần phải dành thêm thời gian để lên outline.
2. Bớt thời gian cho bước viết Rough Draft
Đúng như từ “Rough” - thô, bản nháp mà thô thì đúng là chỉ cần thô sơ mà thôi. Chúng ta không nên dành nhiều thời gian cho việc chọn câu chữ, văn vẻ trong bước này.
3. Chỉnh sửa bản nháp kĩ càng nhất có thể
Không phải ai khác mà chính chúng ta - người tạo ra những bài viết - mới là người phải đọc đi đọc lại bài viết nhiều lần nhất có thể.
Đã nhiều lần sau khi ấn “Public”, tôi đã phải vội vã vào chỉnh sửa bài viết vì nhận ra có một vài lỗi typo, thấy một vài đường dẫn không đúng, hay chợt nhận ra cần thêm một vài hình ảnh cho bài viết. Tất cả những điều đó sẽ được giải quyết nếu chúng ta dành thêm nhiều thời gian cho việc đọc bài viết trước khi ấn Public.
4. Hãy giữ mọi thứ đơn giản
Dù có viết theo phương pháp nào đi chăng nữa, thì mục tiêu cuối cùng vẫn là để độc giả hiểu. Muốn độc giả hiểu được bài viết, ta cần:
Làm sao để độc giả muốn đọc - để một bài viết nhìn là muốn đọc thì có rất nhiều yếu tố, đủ nhiều để viết thành một bài riêng.
Làm sao để độc giả dễ đọc - một khi độc giả đã muốn đọc, giờ phải làm sao giữ chân họ bằng việc viết sao cho dễ đọc. Để viết dễ đọc cần hai yếu tố:
Cô đọng (be concise) - lược bỏ những từ không cần thiết
, thừa thãi, lan man, dài dòngĐơn giản (be simple) - chọn từ càng đơn giản càng tốt.
Kết bài
Cách tốt nhất để viết tốt hơn là viết nhiều hơn. Càng viết nhiều chúng ta càng có cơ hội nhận được nhiều feedback. Và khi nhận được feedback ta lại càng có cơ hội để nâng cao chất lượng của bài viết.
P/S: Sau khi public bài viết này, tôi đã nhận được góp ý đến từ một độc giả nữ. Cô ấy có gợi ý cho tôi một quyển sách có tên “Style - Lessons in Clarity and Grace”. Các bạn có thể tìm đọc thêm.
cảm ơn bài viết của bạn