Hổ, Sư Tử, Gấu, Khỉ đột đánh nhau con nào sẽ thắng?
Trong bốn loài thú đứng đầu trong chuỗi thức ăn, nếu đánh nhau con nào sẽ dành chiến thắng?
Trước khi vào trận chiến, ta cần xem thông số mỗi loài ra sao. Mỗi loài trên đều có rất nhiều nhánh khác nhau. Ví dụ hổ thì có hổ Bengal, hổ Siberia, hổ Malay, vv. Gấu thì cũng có gấu Bắc Cực, gấu đen, gấu trúc, vv. Do đó, để so sánh được công tâm, ta sẽ chọn ra những nhánh có sức mạnh vượt trội nhất của mỗi loài. Chúng là sư tử châu Phi, Gorilla Silver Back, hổ Siberia, và gấu Grizzly. Các thông số sẽ đều được lấy từ những con đực trưởng thành.
Hổ Siberia:
Lực cắn: Ước lượng khoảng 1.050 psi.
Trọng lượng: Đối với con đực trưởng thành, chúng có thể nặng từ 230 đến 300 kg.
Sư tử Châu Phi:
Lực cắn: Khoảng 1000 psi.
Trọng lượng: Các con đực đã trưởng thành thường nặng từ 190 đến 260 kg.
Gấu Grizzly:
Lực cắn: Ước lượng trung bình khoảng 1.200 psi.
Trọng lượng: Các con đực đã trưởng thành có thể nặng từ 270 đến 540 kg.
Gorilla Silver Back:
Lực cắn: Ước lượng khoảng 1.300 psi.
Trọng lượng: Các con đực đã trưởng thành có thể nặng từ 140 đến 230 kg.
Nhìn qua hai thông số trên thì có thể thấy Gorilla thật ngạc nhiên lại là loài có lực cắn lớn nhất lên tới 1300 psi. Trong khi không bất ngờ khi gấu Grizzly có cân nặng lớn nhất, có thể lên tới nửa tấn.
Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào hai thông số kể trên liệu có thể kết luận được điều gì hay chưa?
Các yếu tố quyết định trong một cuộc chiến
Theo John Danaher, huấn luyện viên nổi tiếng bộ môn Brazilian Jui-Jitsu, có 3 yếu tố quyết định để dành chiến thắng trong một cuộc chiến. Ba yếu tố này không chỉ áp dụng cho các cuộc đấu tay đôi, mà còn có thể áp dụng cho cả các cuộc chiến tranh. Ba yếu tố đó là:
Concentration of force (độ tập chung của việc phát lực)
Ambush (tính bất ngờ)
Endurance (tính dẻo dai, lỳ lợm)
Concentration of force
Trước tiên nói về về tính tập trung của việc phát lực, hay có thể hiểu là tính sát thương. Có thể thấy trong 4 loài kể trên, Gorilla là loài thua thiệt nhất. Gorilla không có móng vuốt như sư tử, hổ, hay gấu. Mặc dù nghiên cứu cho thấy Gorilla là loài khoẻ nhất, khi có thể nâng được vật nặng gấp 10 lần cân nặng cơ thể. Tức một con Gorilla 200kg có thể nâng được vật nặng lên tới 2 tấn. Tuy nhiên do không có móng vuốt, nên độ sát thương của Gorilla trong một cuộc chiến tay đôi sẽ bị giảm đi rất nhiều.
Thậm chí, đã có nhiều trường hợp được báo cáo lại rằng, có những con đực Gorilla trưởng thành đã bị giết bởi những con báo đốm. Trong khi báo đốm lại bị sư tử hoặc hổ giết một cách dễ dàng. Do đó ta có thể loại Gorilla ra khỏi danh sách này.
Nhiều người cho rằng Gorilla là loài vật thông minh, nó có thể biết dùng công cụ như cành cây hay gạch đá để đánh nhau. Tuy nhiên, điều này không đúng. Gorilla không tự nhiên biết sử dụng công cụ, mà cần phải được huấn luyện. Và kể cả khi đã biết sử dụng công cụ, như đá hay gậy, có lẽ Gorilla chỉ làm cho hổ hay sư tử tổn thương thêm đôi chút, chứ không thay đổi được kết cục cuối cùng.
Tính sát thương còn được thể hiện qua cách tấn công đặc trưng của mỗi loài. Hổ và sư tử cùng có cách tấn công khi thường tập chung cắn vào cổ của con mồi cho đến khi chúng tắt thở rồi mới ăn thịt. Trong khi loài gấu lại thường ăn sống con mồi, bắt đầu từ bụng hoặc các chi, khiến cho con mồi chết trong đau đớn.
Vậy liệu hổ hay sử tử có thể cắn được cổ của gấu hay không, hay gấu có thể ăn sống được hổ hay sư tử hay không? Câu trả lời là không. Với sức mạnh gần tương đương, rất khó để 2 nhóm này có thể kết liễu đối phương với những đòn tấn công đặc trưng của mình. Do đó để tìm ra được bên chiến thắng giữa hổ, sư tử và gấu, ta cần phải xem xét thêm những yếu tố tiếp theo.
Ambush
Tính bất ngờ cũng là một vũ khí vô cùng lợi hại. Về khoản này hổ và sư tử vượt trội so với gấu. Đặc tính của loài mèo là rình rập, nhân lúc con mồi không để ý sẽ tấn công bất ngờ. Đây cũng là một món đòn được áp dụng nhiều trong các cuộc chiến tranh, ví dụ như cuộc chiến tranh Việt Nam. Quân đội Việt Minh sử dụng thành thục các bài đánh du kích để giành lợi thế với quân địch.
Vậy nếu hổ hoặc sư tử tấn công gấu bất ngờ, liệu có đủ để giết chết được gấu? Tiếc là câu trả lời vẫn là không. Loài gấu có khả năng đứng dậy bằng hai chân, và với một cú lắc, hoặc một cú gạt, con gấu hoàn toàn có thể đẩy hổ hoặc sư tử ra xa.
Do đó ta buộc phải xét đến yếu tố cuối cùng đó là sự dẻo dai.
Endurance
Xét về tốc độ, và sự nhanh nhẹn thì hổ và sư tử vượt trội hơn so với gấu, nhưng nếu nói về độ dẻo dai hay tính lì lợm thì gấu loài số 1. Thông thường một cuộc chiến giữa hai con hổ hoặc sư tử chỉ kéo dài từ vài chục giây cho đến vài phút. Nhưng một trận đánh nhau giữa 2 con gấu có thể diễn ra cả nửa tiếng đồng hồ. Một con sư tử không thể liên tục đuổi theo con mồi quá một phút, trong khi loài gấu thì có thể đằng đẵng bám theo con mồi cho tới khi con mồi kiệt sức.
Do đó nếu nhốt một con gấu và một con sư tử vào trong một cái chuồng và cho chúng đánh nhau cho tới khi có một con chết, thì khả năng cao con bước ra khỏi cái chuồng sẽ là con gấu.
Tương tự trong trường hợp nhốt một con sư tử và một con hổ vào trong một cái chuồng, con bước ra sẽ là con hổ. So với sư tử, hồ có thể hình vượt trội, độ dẻo dai cũng vượt trội, kĩ năng chiến đấu độc lập cũng hơn hẳn sư tử.
Trong những tài liệu còn được ghi chép đến ngày nay, từ thời đế quốc La Mã, các bậc vua chúa thường xuyên tổ chức các trận đấu giữa các loài vật như vậy. Nhiều ghi ghép về các trận đấu giữa hổ và sư tử cho thấy phần lớn chiến thắng thuộc về loài hổ. Thậm chí có những trận chỉ cần một con hổ cái cũng đã thắng được sư tử đực trưởng thành. Tuy nhiên những ghi chép giữa loài gấu và sư tử, hay gấu và hổ lại không tồn tại, cũng dễ hiểu vì ở châu Âu thời ấy không có gấu Grizzly.
Những kết luận trên được dự đoán và kiểm chứng trong môi trường nhân tạo, tức các con vật không có lựa chọn khác ngoài việc phải chiến đấu tới chết. Vậy liệu trong thế giới tự nhiên, sư tử có dễ dàng bị gấu và hổ đánh bại như vậy hay không?
Đặc tính dũng cảm của sư tử
Gấu và hổ là loài sống đơn lẻ. Việc sống đơn độc, đi săn đơn độc khiến cho gấu hay hổ có xu hướng cẩn trọng hơn nhiều trong các cuộc chiến. Có nhiều video cho thấy một con gấu hoàn toàn có thể bị một con sư tử núi đánh đuổi, hay một con báo cũng làm gấu phải e dè. Sự dè dặt này không xuất phát từ việc sức mạnh của gấu yếu thế hơn, mà gấu hay hổ sẽ phải cân nhắc liệu trận đánh đó có gây ra nhiều rủi ro cho chúng hay không (risk averse). Chỉ cần một vết thương dù nhỏ cũng sẽ gây phiền toái lớn cho chúng trong các cuộc đi săn tiếp theo.
Trong khi đó sư tử lại hoàn toàn khác, nó sống theo bầy đàn. Khi bị thương, sư tử vẫn có những con khác trong đàn hỗ trợ. Thậm chí sư tử đực còn không phải lo chuyện săn mồi, bởi đó là công việc của những con sư tử cái. Đó là nguyên nhân ta thường thấy sư tử đực rất dũng cảm và hung dữ, bất kể đối thủ của nó có là một con linh dương, trâu rừng, hà mã, hay thậm chí là voi, sư tử đều ăn thua tới cùng.
Hơn nữa, ngoài việc thường xuyên chiến đấu với những con vật khó chơi ở châu Phi, sư tử còn phải chiến đấu với chính đồng loại. Trong một bầy sư tử, sẽ chỉ có một con sư tử đực có quyền được giao phối với tất cả các con cái trong đàn. Do đó, với những con sư tử đực đến tuổi trưởng thành, để duy trì được nòi giống, nó có hai lựa chọn. Một là phế truất ngôi của con đầu đàn hiện tại, hoặc hai là tìm một đàn khác để trở thành con đầu đàn. Cả hai trường hợp đều dẫn đến một kết cục một sống một còn. Do đó, tính chiến đấu của sư tử luôn là thứ mà không một loài vật nào có thể so sánh.
Bằng chứng cho thấy trong nhiều video, sư tử thường sẽ là con giành chiến thắng trong các cuộc tranh giành với hổ hay gấu. Vì như đã đề cập ở trên, hổ hay gấu có xu hướng tránh rủi ro, trong khi sư tử sẽ chiến đấu đến cùng, dù về mặt thể chất hổ và gấu là loài vượt trội hơn so với sư tử.
Kết luận
Như vậy ta có thể kết luận trong điều kiện tự nhiên, xác suất giành chiến thắng có thể được xắp xếp theo thứ tự như sau:
Sư tử
Hổ
Gấu
Gorilla
Còn nếu giả sử đưa chúng vào trong chuồng, và ép chúng phải chiến đấu cho tới chết, thì thứ tự sẽ là:
Gấu
Hổ
Sư tử
Gorilla