Một người bạn của tôi vừa mới bắt đầu viết. Cô ấy đặt tên cho blog của mình là “1% better every day”.
Tôi rất thích từ better. Việc tư duy theo hướng “tốt hơn” có ích rất nhiều cho mỗi người, tôi có thể kể sương sương ra một vài lợi ích như sau.
Không bị peer pressure
Peer pressure đơn giản là nhìn sang thằng khác và thấy mình đéo bằng nó, xong rồi tự cảm thấy áp lực. Áp lực là cần thiết, nhưng không phải là đến từ bên ngoài, nó cần phải đến từ bên trong.
Với tư duy “better” chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ cảm giác độc hại đó.
Progressive Overload
Chắc bạn đang tự hỏi thế nào là áp lực từ bên trong?
Hãy thách thức bản thân hơn một chút so với những gì chúng ta đã làm được ngày hôm qua.
Con người adapt rất cừ. Khi chúng ta phải chịu đựng một điều gì đó, cơ thể sẽ ngay lập tức có những biến đổi để khi điều đó xảy ra một lần nữa, chúng ta có thể giải quyết nó một cách dễ dàng hơn.
Chẳng hạn trong việc tập luyện thể chất. Nếu ngày hôm nay tôi Squat được mức tạ 70kg, cơ thể sẽ có những biến đổi để sao cho lần tới cũng với mức tạ 70kg, tôi sẽ cảm thấy dễ dàng hơn so với lần trước.
Và khi ta bắt đầu cảm thấy dễ dàng, hãy thêm một chút áp lực.
Hãy Squat với mức tạ 70,5kg! Progressive Overload đơn giản là như vậy!
Hình thành tư duy tạo thói quen
Bản thân từ better, đã bắt chúng ta phải nghĩ về 2 sự kiện, before … after, hôm qua … hôm nay, lần 1 … lần 2. Và khi các điểm đó được ghép lại với nhau, chúng sẽ được một chuỗi dài các sự kiện.
Nếu các sự kiện đó được lặp lại một cách đều đặn, xin chúc mừng ta đã có được một thói quen.
Tư duy thói quen đồng nghĩa với việc ta phải nghĩ về dài hạn. Rằng khi làm một việc gì đó, làm sao để biến nó thành một chuỗi các sự kiện để bản thân có thể làm hằng ngày, hằng tuần, hàng tháng.
Tư duy tạo thói quen cũng giúp chúng ta tránh xa khỏi những thứ vô bổ, ngắn hạn, ăn xổi. Vì ta biết, chúng không giúp chúng ta “better”.
Hãy đọc quyển sách “Atomic Habit” để học cách hình thành thói quen từ những hành động nhỏ nhất.
Hình thành tư duy đo đạc
Rồi làm sao để biết hôm nay tốt hơn hôm qua? Đo đạc chứ còn gì nữa.
Cái thứ gì mà hổng đo đạc được, thì hổng có cải thiện được. Nếu ông Peter Drucker mà nói giọng miền Nam thì ổng sẽ nói vậy.
Nói suông ai mà tin, có số người ta tin ngay. Result oriented!
Giả sử tôi có một cái mục tiêu là: “Đến cuối năm, tôi muốn là một engineer tốt hơn”, vậy làm sao biết được tôi đã tốt hơn hay chưa?
Tôi có thể chia nhỏ nó thành các mục tiêu như sau:
Viết được 20 bài blog về engineering
Có được 30 contributions vào các project trên 1000 stars trên Github
Launch được 3 project mới trên Product Hunt
Sau đó, hiện thực hoá các SMART goals bên trên bằng các thói quen.
Viết bài blog về engineering biweekly
Contribute cho OpenSource every weekend
Làm side project everyday from 21:00 to 22:00
Ngoài đếm số lần thực hiện ra thì chúng ta cũng có rất nhiều cách đo. Riêng phần này hỏi Nam Nguyễn - A Litter Better
, anh ấy chỉ cho bạn cách đo đạc, đặc biệt là các metric liên quan đến việc làm product.Và quả ngọt sẽ là lãi kép
Có nhà vật lý nào đó đã nói: “Lãi kép là kì quan thứ 8 của thế giới”.
Lãi kép là việc lãi được gộp vào gốc và tiếp tục đẻ ra lãi.
Lãi kép phụ thuộc vào tuần suất (compound frequency), giống hệt như thói quen.
Nếu ta làm một điều gì đó đủ lâu, biết cách đo đạc để việc đó tốt hơn mỗi ngày, ta sẽ nắm được sức mạnh vô cùng to lớn của lãi kép.
Just be better, the rest is compound effect!
Tham Khảo
1% - Đây là blog “1% better everyday” của bạn tôi
Tham khảo về progressive overload trong chương trình tập luyện sức mạnh với Mark Rippetoe
Tư duy đo đạc với Google OKR playbook
Good article.
Đổi hướng "ganh đua" (tốt nhất) sang hướng "cải thiện bản thân" (tốt hơn) thực sự mang lại rất nhiều bình yên. Những cố gắng của mình cũng mang đến feedback loop hiệu quả hơn.
Anh nghĩ có một tiến trình là
tốt -> tốt nhất -> tốt hơn -> đủ tốt
Và (vẫn còn) có một khía cạnh khác: vui ?
Cảm ơn chia sẻ của tác giả 😄 mình ấn tượng với cách bạn nhắc đến “lãi kép”, nó cho mình liên tưởng dc là à hoá ra gần như mọi thứ đều có thể như vậy.
Còn việc phải be better, bản thân nó cũng là một dạng pressure dù có thể ko cần high-maintenance nếu nó trở thành atomic habit. Nhưng làm thế nào nếu mình ko thấy be better, làm thế nào để biết đó là đi xuống, độ chững tạm thời, hay là ko phù hợp hẳn với mình?