Là một người yêu thể thao, Olympic luôn là một sự kiện không thể bỏ lỡ của tôi. Dù năm nay VTV không mua được bản quyền, nhưng tôi vẫn luôn cố gắng để tìm và xem bằng được những bộ môn mà tôi yêu thích.
Tuần vừa rồi tôi cũng đọc được một số bài viết thú vị liên quan đến sự kiện này, xin được chia sẻ lại với độc giả.
Olympic Paris là Olympic thứ bao nhiêu?
Ngày nay, khi nói đến Olympic là nói đến sự kiện thể thao được tổ chức lần đầu ở Hy Lạp vào năm 1896. Kể từ đó đến nay đã có 33 thế vận hội được tổ chức nếu tính cả sự kiện đang diễn ra ở Paris.
Tuy nhiên không nhiều người biết rằng, Olympic đã được tổ chức từ thời La Mã cổ đại dưới tên gọi là Olympiad. Olympiad cũng được tổ chức 4 năm một lần ở thành phố Olympia của La Mã, nay là Hy Lạp.
Đừng quá cổ xúy ông chú người Thổ
► Why Yusuf Dikeç’s Lack of Safety Gear is Concerning - Laura Dorman
Tuần vừa rồi ông chú này nổi rần rần trên mạng. Người ta ví ông như người hùng tay không bắt giặc.
Dẫu vậy thì chúng ta cũng cần ý thức được rằng việc không dùng bất kỳ đồ bảo hộ nào của ông chú là không nên. Bắn súng là bộ môn nguy hiểm, dễ gây tổn thương đến các cơ quan như tai hoặc mắt của con người, do đó rất cần thiết để trang bị đồ bảo hộ như kính mắt hay tai nghe chống ồn.
Hearing damage is irreversible — once it’s gone, it’s gone.
Olympic qua phân tích data
► Studying up for the Tokyo 2021 Olympics with SQL — Sejal Dua
► Data Exploration of historical Olympics dataset — Hargurjeet
Trên Kaggle có một tập dataset về những người đã dành được huy chương Olympic được tổng hợp từ năm 1896 đến năm 2021 (hơn 120 năm).
Từ tập dataset đó, người ta đã tìm ra được một vài insights khá thú vị.
Bóng rổ (basketball) là môn có cân nặng trung bình của các vận động viên là lớn nhất. Ngược lại thể dục dụng cụ (gymnastics) là môn có cân nặng trung bình thấp nhất.
Thực ra insight này cũng dễ hiểu. Không chỉ bóng rổ, mà tất cả những môn đòi hỏi tính đối kháng, hoặc cần sức mạnh như bóng ném, bóng nước, bóng chuyền, judo thì đều cần những vận động viên vạm vỡ. Trong khi những môn đòi hỏi sự khéo léo, bay nhảy như thể dục dụng cụ, nhảy cầu thì càng gọn gàng càng tốt.
Cưỡi ngựa (equestrianism) và bắn súng (shooting) là hai môn không bị ảnh hưởng bởi tuổi tác.
Khác với hầu hết các bộ môn khác, cưỡi ngựa và bắn súng là hai môn có nhiều người đạt huy chương Olympic khi đã hơn 40 tuổi.
Bắn súng thì tôi không bất ngờ mấy, vì ở Olympic Rio 2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh của Việt Nam cũng dành huy chương vàng ở tuổi 42, hay ông chú người Thổ cũng dành bạc ở tuổi 51.
Tuy nhiên điều làm tôi bất ngờ là môn cưỡi ngựa (equestrianism). Những tưởng môn đó cần đòi hỏi người chơi thể lực rất nhiều, nhưng có vẻ là không phải như thế. Tương lai chắc tôi sẽ cần trải nghiệm thêm môn này để hiểu vì sao lại như vậy.
Lần đầu Hiphop được đưa vào Olympic
► 'Hơi thở' văn hóa hiphop tại Olympic Paris 2024 — Phong Anh
Mỗi kỳ Olympic các môn thể thao được chia làm hai loại:
Môn thể thao truyền thống (traditional sport): đây là những môn sẽ xuất hiện thường xuyên ở hầu hết các kỳ Olympic như điền kinh, cử tạ, bơi lội, vv.
Môn thể thao đặc biệt (additional sport): đây là những môn được chủ nhà đề xuất và được uỷ ban Olympic (IOC) phê duyệt. Do đó những môn này thường chỉ xuất hiện trong một vài kỳ Olympic.
Kỳ Olympic năm nay có một môn nghe lạ mà quen, đó là breaking, còn còn được gọi bằng cái tên quen thuộc hơn là nhảy Hiphop.
Breaking hay còn gọi là Breakdance hoặc Breakdancing là một điệu nhảy đường phố, Breaking được tạo ra bởi những thanh niên người Mỹ gốc Phi và người Latin ở quận Bronx của thành phố New York, Mỹ vào những năm đầu 1970 - thời kỳ hoàng kim của văn hóa hiphop.
Breakdance được giới thiệu tại Olympic trẻ tại Buenos Aires, Argentina, năm 2018. Sau khi hợp tác với Liên đoàn DanceSport Thế giới (WDSF), Ủy Ban Olympic Quốc tế đã công bố bổ sung bộ môn Breaking vào lịch thi đấu Olympic Paris 2024.
Olympic pictograms
Kể từ năm 1964, mỗi kỳ Olympic sẽ đều có Pictogram cho mỗi bộ môn.
Chẳng hạn như hình dưới là Pictogram của Olympic Tokyo 1964.
Hay đây là Pictogram của Olympic Paris 2024.
Dùng mấy cái pictogram này làm ý tưởng cho việc vẽ vời cũng hay.
✌️ Tạm biệt
Chủ đề của tuần này kết thúc ở đây. Hẹn gặp lại độc giả vào giờ này tuần sau. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết, hãy để lại bình luận ở bên dưới nhé. Bạn cũng có thể kết nối với tôi thông qua LinkedIn.
Một vài bài viết tiêu biểu khác trên Blog của Khánh.
woah thú vị quá a ơi :)) hồi e đọc Outlier cũng có một insight là mấy người chơi thể thao trong trg đại học cũng thường sinh đầu năm, vì so với mấy bạn sinh cuối năm thì thể chất mấy bạn ấy tốt hơn (vd cao hơn). E cũng sẽ thử mò thử trên Kaggle xem có insight gì thú vị ko ạ kaka
cảm ơn anh vì bài viết với nhìu thông tin thú vị
hóng cả insights mới từ anh nếu có trải nghiệm với bộ môn đua ngựa trong tương lai hehe